Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ SINH THÁI HỌC

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực Sinh thái học để đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và hội nhập quốc tế.
  • Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Sinh thái học, có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo.
  • Học viên có năng lực tiếp tục học tập và nghiên cứu nâng cao ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thế mạnh của chương trình

  • Chương trình sinh thái học yêu cầu học viên phải có kiến thức đa ngành, về lý luận lẫn thực tiễn trong lĩnh vực sinh thái, bảo tồn, quan trắc, đánh giá và quản lý các hệ sinh thái.
  • So với các chương trình đào tạo Sinh thái học ở các tổ chức giáo dục đào tạo khác, đây là một chương trình khá toàn diện. Khung chương trình cung cấp nhiều môn học tương ứng với các nhóm kiến thức và kỹ năng liên quan, giúp học viên có sự lựa chọn phong phú và đa dạng khi tham gia chương trình học.
  • Một số môn học bắt buộc giúp đảm bảo người học tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, thúc đẩy các cơ hội hợp tác và làm việc với chuyên gia nước ngoài và trải nghiệm nghiên cứu thực tế.
  • Bộ môn Sinh thái – Sinh học Tiến hóa, Khoa Sinh học – CNSH, trường ĐH KHTN là đơn vị chuyên môn phụ trách đào tạo có đội ngũ Giảng viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết và sở hữu nhiều hướng nghiên cứu đa dạng.

Đội ngũ đào tạo – Cơ sở vật chất

  • Số lượng PGS: 1 người
  • Số lượng TS: 13 người
  • Các phòng Thí nghiệm phục vụ đào tạo/nghiên cứu sau đại học:
    • PTN. Động vật (1PGS và 1TS)
      • PGS. TS. Hoàng Đức Huy: Bảo tồn và dịch vụ sinh thái liên quan đến động vật hoang dã, đặc biệt về cá.
      • TS. Trần Thị Anh Đào: Sinh thái lưỡng cư và bò sát Việt Nam.
    • PTN. Thực vật (4 TS)
      • TS. Nguyễn Xuân Minh Ái: Tri thức bản địa, Hóa thực vật.
      • TS. Võ Thị Phi Giao: Nấm địa y, Đài thực vật (rêu, địa tiễn, giác tiễn), Khuyết thực vật.
      • TS. Lưu Thị Thanh Nhàn: Đa dạng sinh học tảo, Độc tố vi khuẩn lam, Chỉ thị sinh học tảo.
      • TS. Đặng Lê Anh Tuấn: Sinh thái, Thích nghi, Đa dạng, Phân loại, Kiến trúc, Hình thái, Cấu trúc của Thực vật có hoa.
    • PTN. Sinh môi (8 TS)
      • TS. Nguyễn Thị Kim Dung: Quản trị tài nguyên thiên nhiên, Chính sách môi trường, Phát triển cộng đồng.
      • TS. Nguyễn Thị Gia Hằng: Vi nhựa trong nền trầm tích và chuỗi thức ăn.
      • TS. Phạm Quỳnh Hương: Động thái dinh dưỡng đất ngập nước, Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái.
      • TS. Trần Ngọc Diễm My: Đa dạng sinh học động vật không xương sống cỡ nhỏ và lớn; quan trắc và xử lý môi trường bằng động vật không xương sống cỡ nhỏ và lớn.
      • TS. Nguyễn Phi Ngà: Sinh thái và quản lý các hệ sinh thái đất ngập nước, Cỏ dại môi trường, Di truyền và phả hệ cây rừng nhiệt đới.
      • TS. Trần Triết: Sinh học, sinh thái học và bảo tồn loài Sếu đầu đỏ, Sinh thái và quản lý các hệ sinh thái đất ngập nước, Thực vật ngoại lai xâm hại, Tác động của biến đổi khí hậu đến đất ngập nước và biện pháp thích ứng.
      • TS. Nguyễn Thị Lan Thi: Thực vật ngoại lai, Sinh thái thực vật.
      • TS. Lê Xuân Thuyên: Sinh thái cảnh quan, Biến đổi khí hậu.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

  • Học viên được đào tạo nâng cao những kiến thức về sinh thái, tài nguyên sinh vật tạo nền tảng vững chắc phục vụ nghiên cứu, giáo dục, bảo tồn và quản lý hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật từ cấp độ phân tử đến cấp độ hệ sinh thái, phục vụ sự phát triển bền vững.
  • Học viên được trải nghiệm các chuyến du khảo, tham gia dự án nghiên cứu cùng chuyên gia trong và ngoài nước để có các kỹ năng nghiên cứu thực địa, phân tích dữ liệu, giải thích kết quả và đề xuất các giải pháp
  • Học viên được tiếp cận một số quan điểm và phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu sinh thái học.
  • Học viên được giới thiệu các học bổng học tập tại nước ngoài.

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa…
  • Làm nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.
  • Làm nghiên cứu và quản lý tại các cơ quan nhà nước như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban quản lý Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Công ty cây xanh đô thị, trung tâm giám sát, đánh giá chất lượng môi trường…
  • Làm việc cho các doanh nghiệp liên quan đến phát triển nông, lâm và ngư nghiệp.
  • Làm việc cho các tổ chức phi chính liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (IUCN, USAID, GIZ, WWF…).
  • Tự tổ chức xây dựng và phát triển các doanh nghiệp liên quan đến khai thác và chế biến sản phẩm từ tài nguyên sinh vật, các trang trại nông, lâm và ngư nghiệp.
  • Tư vấn về môi trường và phát triển bền vững, đánh giá tác động môi trường.
  • Học tập Tiến sĩ tại các trường Đại học trong và ngoài nước.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Luận văn thạc sĩ có thể thực hiện theo các hướng nghiên cứu chủ đạo sau:

  • Phân loại và ứng dụng tài nguyên động, thực vật trong đời sống
  • Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học
  • Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước, rừng nhiệt đới và các hệ sinh thái nhạy cảm dưới tác động của biến đổi khí hậu
  • Quan trắc chất lượng môi trường và sức khỏe hệ sinh thái
  • Sinh vật ngoại lai và kiểm soát sự xâm lấn
  • Đánh giá rủi ro và quản lý an toàn cây xanh đô thị
  • Ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng môi trường
  • Quản trị tài nguyên thiên nhiên, chính sách môi trường và phát triển cộng đồng

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Sinh thái học
  • Mã ngành: 8420120

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh; Khoa học sự sống
  • Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác (Sinh y học và môi trường) thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:
    • Những vấn đề mới trong sinh thái học và tài nguyên môi trường (2TC)
    • Seminar sinh thái tài nguyên sinh vật (3TC)

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 20 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Môn cơ bản: Sinh học cơ bản
  • Môn cơ sở: Sinh học cơ sở
  • Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐHKHTN)

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2021 – đợt 1

Tham khảo

  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273