UNIVERSITY OF SCIENCE

Campus 1: 227 Nguyen Van Cu Street, Ward 4, District 5, Ho Chi Minh City

Campus 2: Linh Trung, Thu Duc District, Ho Chi Minh City

TUYỂN HỌC VIÊN CAO HỌC, SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

14:24, 19/05/2021
3780
0

Nhóm nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẦM SOÁT NGƯỜI MANG Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM

BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ DNA THẾ HỆ MỚI” cần tuyển học viên cao học (HVCH), sinh viên (SV) tham gia thực hiện đề tài. Thông tin cụ thể như sau:

1. Nơi thực hiện đề tài:

PTN Sinh học phân tử, BM Di truyền, Trường ĐHKHTN

Công ty TNHH Khoa học KTEST (Bình Chánh)

Cơ sở 2, ĐH Y dược TP.HCM

2. Nhóm GV hướng dẫn:

PGS.TS. BS. Tô Mai Xuân Hồng (ĐH Y dược TP.HCM)

TS. Nguyễn Thụy Vy (Trường ĐH KHTN)

TS. Nguyễn Thị Mỹ Nương (Trường ĐH KHTN)

3. Số lượng tuyển: 01 HVCH + 01 SV

4. Thời gian thực hiện đề tài: 2021-2022

5. Quyền lợi HVCH/SV khi tham gia đề tài:

Được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực hiện liên quan đến đề tài

Được đào tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan để thực hiện đề tài

6. Các tiêu chí chọn ứng viên:

Ưu tiên ứng viên có nền tảng tốt về di truyền, sinh học phân tử

Làm việc toàn thời gian, trách nhiệm, trung thực, cẩn thận

Đọc tốt tài liệu tiếng Anh.

7. Các bạn HVCH/SV quan tâm, gửi email về: ntmnuong@hcmus.edu.vn (Ms.Nương)

Tiêu đề email: [Ứng tuyển – đề tài Carrier]

Hồ sơ: CV, giới thiệu bản thân (có hình)

8. Hạn nhận hồ sơ: đến hết ngày 24/5/2021.

Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tầm soát “người mang” (carrier screening) là xét nghiệm di truyền được tiến hành trên những người lành (không có triệu chứng bệnh) nhằm phát hiện đột biến gene lặn liên quan đến bệnh di truyền nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường hay liên kết với NST X. Bệnh di truyền lặn chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai bản sao nhận từ cha và mẹ có mang đột biến gene. Vì vậy, đôi khi cả cha và mẹ đều không biểu hiện bệnh nhưng con vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu cha và mẹ đều mang cùng loại gene đột biến ở dạng dị hợp tử. Có hơn 1.300 bệnh di truyền gene lặn nằm trên NST thường hay liên kết với NST X, với triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng và ảnh hưởng đến ít nhất 30 trên mỗi 10.000 trẻ ra đời. Tầm soát “người mang” cung cấp thông tin hữu ích cho mọi người trong độ tuổi sinh sản, giúp họ hiểu rõ hơn về sức khoẻ của cá nhân mình và cân nhắc các lựa chọn sinh con phù hợp với nhận thức và mong muốn của bản thân. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “XÂY DỰNG MÔ HÌNH TẦM SOÁT NGƯỜI MANG MỞ RỘNG Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI”. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ một số gene và đột biến gây bệnh hiện diện trong cộng đồng người Việt thông qua việc thu nhận dữ liệu giải trình DNA tự thế hệ mới và phân tích kết quả của hơn 500 gene liên quan.

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273